Bí mật của người giàu có: Bắt đầu nhỏ, thành công lớn
Một cuộc sống giàu sang, được ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà cao và “cưỡi” xế hộp dường như là quy chuẩn chung về một cuộc sống lý tưởng. Thế nhưng lại có rất ít người biết cách hiện thực hóa điều đó và số còn lại chỉ có thể mơ tưởng viển vông hoặc đang cố gắng sai phương pháp. Những người giàu có cũng từng là người bình thường nhưng họ biết phấn đấu không ngừng nghỉ và tiến về phía trước. Họ có những bí mật, những phương pháp riêng của bản thân để có được một cuộc sống mà bản thân hằng mong ước.
1. Tập trung kiếm tiền từ thuở niên thiếu
Họ là những người đã nhận thức được vấn đề kiếm tiền từ khi trẻ tuổi và cố gắng không ngừng để đạt được thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, người giàu có thường nhận thức được vấn đề từ rất sớm và bắt đầu cuộc đua của mình, trong khi, những người còn lại vẫn đang mơ hồ về tương lai.
2. Đầu tư
Nhiều người đã thất bại trong cuộc chơi kinh tế hay trên chính cuộc đời của mình. Điều này có lẽ hiển nhiên nhưng trên thực tế, họ vẫn chưa xác định được đâu là “sở trường” và đâu là “sở thích”. Hầu hết, những người đã và đang thành công hiện nay đều có xuất phát điểm từ chính sở trường của bản thân. Chính vì vậy, nếu bạn có sở trường về cơ khí, hãy đầu từ vào cơ khí; nếu bạn có sở trường về nghệ thuật, hãy đầu tư vào nghệ thuật.
3. Ghi chú những thứ quan trọng
Cuộc đời đầy ắp cạm bẫy khôn lường và những câu bông đùa tai hại, cũng không ít người thường phải suy sụp vì chính những rắc rối không tên. Cụ thể hơn, khi sếp lớn muốn thăng chức cho bạn, hãy đảm bảo bạn có giấy tờ quyết định hoặc email cụ thể; khi bạn mua một món đồ gia dụng đắt tiền, hãy đảm bảo bạn có chứng minh bảo hành. Nói cách khác, đây là một đức tính cẩn thận nên hình thành ở mỗi người nếu muốn chạm tới thành công.
4. Người giàu có thường tính toán lâu dài
Người giàu có thường phân chia công việc ra làm hai loại: lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Hai loại công việc này đều có tính chất bổ sung, bổ trợ và quan trọng như nhau. Chính vì sự phân chia rõ ràng hai loại công việc như thế mà họ có thể điều tiết được quỹ đầu tư phù hợp cho từng loại công việc, tránh trường hợp đầu tư quá nhiều vào lợi ích trước mắt mà lại bỏ lỡ những cơ hội từ lợi ích lâu dài.
5. Người giàu có và những mối quan hệ bền vững
Có những lí do mà người thật sự thành công ít khi gặp phải thất bại nặng nề như những người khác. Đó chính là họ luôn có được mối quan hệ tốt, những người sẵn sàng giúp đỡ họ trong lúc khó khăn và những người giàu sẽ luôn cố gắng duy trì những mối quan hệ ấy. Nói cách khác, người giàu có sẽ luôn tạo được những mối quan hệ “chất lượng” để có thể ứng phó với những biến cố trong cuộc đời.
6. Bài học cuối, suy nghĩ tích cực, không có thất bại
Trong quan niệm của Chung Ju Yung ( nhà sáng lập tập đoàn Hyundai) , suy nghĩ tích cực chính là nền tảng đầu tiên hình thành nên các nguồn năng lượng khác. Nó là khởi nguồn của sức mạnh tinh thần, từ đó có khả năng chuyển hóa thành sức mạnh thể chất, vật chất. Một người muốn mạnh mẽ, trước hết phải mạnh trong ý chí. Chúng ta chỉ có thể thành công nếu có lòng tin rằng mình sẽ làm được điều ấy.
"Năng lực giải quyết công việc phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người. Cách suy nghĩ tiêu cực và bi quan là rào cản của sự phát triển và trưởng thành. Người có suy nghĩ tiêu cực không phát huy được hết năng lực của mình, họ luôn bất mãn, oán trách, chán nản và từ đó lãng phí thời gian, sức lực nên thất bại và gục ngã, kết quả tuyệt vọng là đương nhiên" - Chung Ju Yung viết trong cuốn tự truyện* Không bao giờ thất bại tất cả là thử thách.***
Tinh thần lạc quan và lòng tin rằng chỉ cần nỗ lực, mọi việc đều có thể thành công sau này đã theo ông đi đến hết cuộc đời. Theo năm tháng, đức tính quý ấy ngày càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Chính nó đã giúp Chung Ju Yung cùng Hyundai làm nên những điều không tưởng.